Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật ngày 2/5/2015

author 07:07 02/05/2015

(VietQ.vn) - Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 2/5/2015 đề cập đến Hơn 160 người ở TP HCM nhập viện 3 ngày lễ vì đánh nhau, Hơn 200 giáo viên hợp đồng ở Hà Tĩnh có nguy cơ mất việc, Việt Nam viện trợ khẩn 50.000 USD cho nhân dân Nepal...

Sự kiện: Đọc báo mới nhất hôm nay

Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 2/5/2015 trong nước

Hơn 160 người ở TP HCM nhập viện 3 ngày lễ vì đánh nhau

Theo tin tức mới cập nhật trên Zing News, báo cáo ngày 1/5 của Sở Y tế TP HCM cho biết, trong ba ngày nghỉ lễ (28 đến 30/4), riêng TP HCM đã có trên 160 người nhập viện do ẩu đả. Trong đó ngày nhiều nhất là 30/4 với 64 người. Ngoài TP HCM, báo cáo từ Sở Y tế Sơn La cũng cho thấy trong ba ngày nghỉ lễ các nguyên nhân nhập viện đều do đánh nhau, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông…

Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết hơ 160 người ở TP HCM nhập viện vì đánh nhau trong 3 ngày lễ

Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết hơ 160 người ở TP HCM nhập viện vì đánh nhau trong 3 ngày lễ

Sau các lùm xùm về việc cán bộ Hội Chữ thập đỏ đi học về khắc phục hậu quả động đất tại Nepan, nhưng lại ra về đầu tiên sau khi Nepan xảy ra động đất, T.Ư Hội Chữ thập đỏ VN vừa cho biết đã quyết định hỗ trợ nạn nhân trận động đất vừa qua ở Nepan 30.000 USD. Đồng thời bàn bạc với Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế lập danh sách chuyên gia cứu trợ có kinh nghiệm ở VN, sẵn sàng sang Nepan khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.

Hơn 200 giáo viên hợp đồng ở Hà Tĩnh có nguy cơ mất việc

VnExpress đưa tin, hơn 200 giáo viên hợp đồng ở Hà Tĩnh có nguy cơ mất việc. Trong số giáo viên bị chấm dứt hợp đồng vào cuối tháng 5 này, nhiều người có thâm niên công tác 7-8 năm. Giờ họ không biết tương lai ra sao vì huyện không hứa hẹn gì. Cuối tháng 4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ra công văn gửi hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn lập danh sách đề nghị UBND huyện chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên, nhân viên đã được huyện ký quyết định vào làm việc, nhưng không qua xét tuyển.

Công văn nêu rõ các đơn vị lập văn bản đề nghị UBND huyện cho chủ trương để Trưởng phòng Giáo dục huyện tự hợp đồng với lao động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các trường phải giải quyết chế độ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho giáo viên, nhân viên bị cắt hợp đồng. Bà Nguyễn Thị Tường Vân, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Kỳ Anh cho biết, toàn huyện có hơn 200 giáo viên (chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở) bị cắt hợp đồng. Việc này là thực hiện theo công văn chỉ đạo của Sở Nội vụ.

“Những trường hợp này cuối tháng 5 sẽ phải chấm dứt hợp đồng hoàn toàn. Ở Kỳ Anh có nhiều người đã ký hợp đồng với huyện 7-8 năm, có người thì 2-3 năm. Họ đều được tuyển từ nhu cầu bên dưới, không qua xét tuyển, trong khi đó tỉnh thì yêu cầu hợp đồng phải có chỉ tiêu từ tỉnh và qua xét hồ sơ”, bà Vân nói.

Phó trưởng phòng Giáo dục thông tin thêm, việc này cũng có phần thiệt thòi đối với các thầy cô và sẽ khiến các trường học trong toàn huyện Kỳ Anh thiếu nhân sự. Phòng cũng muốn hợp đồng trở lại với họ, nhưng tỉnh lại không cho phép, trong khi đó nguồn ngân sách của huyện lại không có để bù vào. 

Hơn 200 giáo viên hợp đồng ở Hà Tĩnh đối diện nguy cơ mất việc

Hơn 200 giáo viên hợp đồng ở Hà Tĩnh đối diện nguy cơ mất việc

“Hiện giờ huyện Kỳ Anh đang chia tách huyện, nên phòng chưa thể đưa ra được phương án gì. Sau 3 tháng hè, khi chia tách xong địa giới hành chính sẽ có sự bàn bạc, lập kế hoạch xem các trường thiếu bao nhiêu chỉ tiêu rồi mới trình tỉnh cho phương án đối với các giáo viên vừa bị chấm dứt hợp đồng. Dẫu sao họ cũng có kinh nghiệm và thâm niên công tác”, vị Phó trưởng phòng cho hay.

Việc phải nghỉ dạy đột ngột khiến rất nhiều giáo viên bức xúc. Nữ giáo viên tên Ánh công tác tại trường Tiểu học Kỳ Tiến chia sẻ: “Năm 2012 tôi ký hợp đồng vô thời hạn với huyện. Sau đó một năm, họ chuyển xuống thành hợp đồng 3 năm, thời hạn tới tháng 9/2016 mới hết, giờ lại chấm dứt hoàn toàn. Chúng tôi rất lo lắng cho tương lai vì huyện không hứa hẹn gì khi chấm dứt hợp đồng”. 

Một lãnh đạo của trường Tiểu học Kỳ Xuân chia sẻ, trường rất thông cảm với các đồng nghiệp, nhưng lực bất tòng tâm. Vì khi huyện cắt hợp đồng thì sẽ không chuyển ngân sách về cho trường. Như vậy trường không có tiền trả lương cho những giáo viên hợp đồng, muốn giữ lại họ cũng khó.

Trao đổi với báo chí, ông Trần Huy Liệu, Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh lý giải, việc ra công văn này là thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh phòng chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng. Quyết định ban hành đối với tất cả cơ quan trên toàn tỉnh, không chỉ ngành giáo dục. Việc ra văn bản đối với riêng huyện Kỳ Anh là vì họ đề nghị, bởi huyện này sắp chia tách đơn vị hành chính.

“Huyện Kỳ Anh có 28 cán bộ hợp đồng, còn giáo viên thì rất nhiều. Từ trước tới nay tỉnh chưa bao giờ hợp đồng đối với các lao động trong khối cơ quan hành chính. Các đơn vị phải có trách nhiệm xử lý hợp đồng cho các lao động. Đối với những người chưa hết hợp đồng nhưng trong diện bắt buộc cắt thì phải bồi thường cho họ theo quy định của luật lao động chứ không được bổ nhiệm vào vị trí khác”, ông Liệu nói.

Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 2/5/2015 thế giới

Động đất ở Nepal: Việt Nam viện trợ khẩn 50.000 USD

Theo Người Đưa Tin, ngày 1/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa phát đi thông cáo cho biết chính phủ Việt Nam quyết định viện trợ khẩn cấp 50.000 USD giúp nhân dân Nepal khắc phục hậu quả của động đất.Thông cáo của Bộ Ngoại giao nêu rõ: "Được tin trận động đất Nepal ngày 25/4/2015 gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ngày 1/5/2015, chính phủ Việt Nam đã quyết định viện trợ khẩn cấp cho nhân dân Nepal 50.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả trận động đất".

Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết Việt Nam viện trợ 50.000 USD cho nhân dân Nepal

Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết Việt Nam viện trợ 50.000 USD cho nhân dân Nepal 

Đây là động thái mới nhất của Việt Nam sau khi đất nước Nepal vừa phải hứng chịu trận động đất kinh hoàng cướp đi sinh mạng của 6.200 người. Trước đó, ngày 26/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện chia buồn tới Ngài Sushil Koirala - Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Nepal.

Trong khi đó, sáng ngày 1/5, những chuyến xe cứu trợ đầu tiên của cộng đồng người Việt tại Nepal đã xuất phát được xuất phát để góp phần giúp người dân Nepal khắc phục hậu quả của trận động đất kinh hoàng. Tính đến 1/5, đã có hơn 6.200 người thiệt mạng và 13.932 người bị thương từ trận động đất hôm 25/4. 

Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng tại biển Đông

Theo Vietnam+, ngày 1/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích các hoạt động tôn tạo, bồi đắp nhằm thay đổi hiện trạng do Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông. Mỹ cho rằng hành động này của Trung Quốc không đóng góp cho hòa bình tại khu vực. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nói: “Nếu muốn giảm bớt căng thẳng tại khu vực, Trung Quốc cần chủ động dừng các hoạt động tôn tạo và tôn trọng luật pháp quốc tế mà đặc biệt là Công ước Luật biển.”

Hoạt động bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc trên Biển Đông

Hoạt động bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc trên Biển Đông

Trước Mỹ, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

Các nhà lãnh đạo khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và nhấn mạnh các bên cần bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn vẹn Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông nhằm xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế trong các hành động; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Trang Mạc (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang